Dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không?

Khi đã lên kế hoạch du lịch với gia đình, bạn bè rồi nhưng chẳng may chuyến đi biển lại rơi vào những ngày “rụng dâu”. Chính vì không muốn bỏ lỡ cuộc vui nên nhiều bạn gái đã liều mình mang băng vệ sinh thường để đi tắm biển. Nhiều người thì lại cho rằng đấy là điều không nên vì sẽ gây ô nhiễm và khiến cho vùng kín dễ bị viêm nhiễm. Vậy dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không? Làm thế nào để những ngày “rụng dâu” không làm cản trở cuộc vui của bạn. Hãy tham khảo bài viết sau đây để có được câu trả lời nhé.

Dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không? Dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi vẫn được nhưng vì loại băng này thấm hút rất nhanh nên sẽ dễ bị tràn và tuột ra vị trí cố định ban đầu. Vì thế, để an toàn hơn các bạn gái có thể lựa chọn tampon hoặc cốc nguyệt san để đi bơi vào kỳ “rụng dâu” sẽ mang tới sự yên tâm cao hơn là băng vệ sinh thường.

Dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không?

Mùa hè chính là mùa của du lịch và với thời tiết nóng bức, oi ả ở nước ta thì chắc chắn sẽ không thể thiếu những chuyến du lịch biển hay những buổi pool party hoặc chỉ là một buổi đi bơi cùng  nhóm bạn thân để đập tan cái nóng.

Thế nhưng, trớ trêu thay khi mọi thứ đã lên kế hoạch xong xuôi hết thì chẳng may ngày “rụng dâu” lại đến vào ngay ngày mà bạn đi chơi. Vì không muốn bỏ lỡ cuộc vui nên nhiều bạn gái đã làm liều lót băng vệ sinh vào và tắm biển, đi bơi cùng bạn bè.

Vậy dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không? Tuy không được khuyến cáo là có thể sử dụng băng vệ sinh thường để đi bơi. Nhưng trong những trường hợp cấp bách thì dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi vẫn được. Nhưng không nên lạm dụng bởi vì loại băng này thấm hút rất nhanh nên khi xuống nước sẽ dễ bị tràn và có thể bị tuột ra khỏi vị trí ban đầu.

Giải đáp dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không
dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không là thắc mắc của nhiều bạn gái chỉ quen sử dụng băng vệ sinh khi đến kỳ kinh nguyệt.

Hướng dẫn cách dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, chúng tôi không khuyến cáo các bạn sử dụng băng vệ sinh thường để đi bơi nhưng nếu là trong trường hợp cấp bách không còn cách nào khác thì các bạn có thể dùng nhưng phải tuân thủ hướng dẫn sau đây:

-Đầu tiên bạn cần phải thay băng cũ đang đeo bằng một chiếc băng mới trước khi xuống nước.

-Nên chọn loại băng siêu mỏng để tránh tình trạng băng nổi cộm lên ở đáy quần lót trông rất mất thẩm mỹ.

-Tiếp theo dán miếng băng lên đáy quần lót hoặc đáy quần bơi, khi dán phải đảm bảo đáy quần hoàn toàn khô ráo để băng dính chắc hơn. Bạn cũng nên lựa chọn quần lót và quần bơi ôm sát vào cơ thể, vì như thế sẽ cố định được miếng băng chắc chắn hơn.

Câu hỏi dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không
Dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không? Tuy không được khuyến cao nhưng trong trường hợp bất đắc dĩ bạn vẫn có thể sử dụng bvs khi đi bơi, nhưng cần thực hiện đúng cách.

-Khi tắm biển hoặc bơi xong thì bạn nên đến ngay phòng thay đồ để vệ sinh vùng kín và thay một chiếc băng mới ngay lập tức. Bởi vì, khi ở dưới nước có thể do áp lực của nước nên kinh nguyệt sẽ không chảy ra, nhưng khi bạn lên khỏi mặt nước thì lúc này máu kinh sẽ chảy ra, nếu không đi thay ngay thì có thể máu kinh sẽ tràn ra bên ngoài trông rất phản cảm đấy.

-Bạn cũng nên lựa chọn những trang phục bơi tối màu vào những ngày hành kinh để tránh làm lộ miếng băng hoặc rủi ro máu kinh tràn ra thì cũng sẽ đỡ bị người khác phát hiện.

-Để che chắn miếng băng được tốt hơn thì các bạn có thể chọn quần bơi dạng đùi.

Những dụng cụ nguyệt san khác thích hợp dùng khi đi bơi

Mang băng vệ sinh thường khi đi bơi mặc dù vẫn được nhưng vẫn có thể gây ra rất nhiều rủi ro cho các bạn gái nếu như các bạn không cẩn thận. Vì thế, để đảm bảo an toàn, không bị những tình huống xấu hổ trong ngày “rụng dâu” mà vẫn có thể thoải mái chơi đùa dưới nước cùng bạn bè thì ngay sau đây chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn 2 dụng cụ nguyệt san có thể thay thế hoàn hảo cho chiếc băng vệ sinh khi bơi lội dưới nước.

Tampon

Tampon là một dạng băng vệ sinh có thiết kế hình trụ giống như hình dạng của viên đạn, nhỏ bằng cỡ ngón tay. Cơ chế sử dụng của tampon đó chính là được nhét vào sâu bên trong âm đạo để thấm hút dịch nguyệt san khi phụ nữ tới tháng. Khi tampon được nhét vào sâu bên trong âm đạo thì máu kinh chảy ra từ tử cung sẽ được tampon hút lại hết và không để rỉ ra ngoài.

Vì được thiết kế để nhét vào sâu bên trong âm đạo, chỉ chừa một sợi chỉ ở bên ngoài để thuận tiện cho việc lấy tampon ra. Nên tampon là một dụng cụ nguyệt san rất thích hợp để sử dụng khi đi bơi vào kỳ kinh nguyệt. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm chơi đùa dưới nước mà không lo máu kinh sẽ bị tràn ra ngoài hoặc nước sẽ thấm vào tampon.

Thắc mắc dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không
Thay vì phân vân dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không bạn nên dùng cốc nguyệt san hoặc tampon khi đi bơi sẽ thoải mái hơn.

Tuy nhiên, khi đeo tampon đi bơi các bạn cũng nên lưu ý nhét phần dây lòi ra của tampon vào đáy quần lót thật khéo léo nhé. Sau khi bơi xong bạn cũng nên vệ sinh vùng kín ngay và thay một chiếc tampon mới để tránh viêm nhiễm cho “cô bé”.

Cốc nguyệt san

Bên cạnh tampon thì hiện nay còn có một loại dụng cụ nguyệt san cũng được khá nhiều chị em ưa chuộng và coi là chân ái của mình khi thử sử dụng lần đầu, đó chính là cốc nguyệt san. Cốc nguyệt san là một dụng cụ hình phễu, được làm từ chất liệu silicone y tế nên rất lành tính.

Vì có thiết kế hình phễu nên cốc nguyệt san có cơ chế hoạt động giống như một chiếc cốc. Khi nhét vào âm đạo, phần miệng cốc sẽ chụp lấy phần cổ tử cung và hứng trọn chất dịch kinh nguyệt chảy ra từ cổ tử cung không cho rò rỉ ra ngoài. Cốc nguyệt san có thời gian sử dụng lên tới 12 giờ mới phải cần lấy ra làm sạch nên hoàn toàn thích hợp cho bạn gái yêu thích bơi lội, thể thao hay vận động vào những ngày hành kinh.

Những điều chị em cần lưu ý khi đi bơi vào những ngày kinh nguyệt

Bên cạnh việc trang bị cho mình một dụng cụ nguyệt san tiện lợi và mang tới sự an toàn thì các bạn gái cũng nên lưu ý những điều sau đây để cuộc vui được trọn vẹn hơn nhé.

-Vào những ngày kinh nguyệt cần hạn chế ăn những thức ăn chiên xào, đồ ăn mặn hay sử dụng các chất kích thích, rượu, bia,…để tránh gặp phải các triệu chứng hành kinh khó chịu như đau bụng, đau lưng, chướng bụng,…

-Khi bơi vào ngày “rụng dâu” bạn không nên bơi quá lâu dưới nước lạnh vì cơ thể lúc này đang yếu, bơi lâu sẽ khiến bạn dễ bị cảm lạnh, gây mệt mỏi và đau bụng.

-Nên thay dụng cụ nguyệt san ngay sau khi bơi xong và vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh gây viêm nhiễm cho “cô bé”.

-Nên giữ tâm lý thật thoải mái và tận hưởng cuộc vui cùng bạn bè, đừng quá để ý tới kỳ nguyệt san của mình sẽ làm bạn cảm thấy mất vui đấy.

Mong rằng với những thông tin mà tôi vừa chia sẻ bên trên đã giúp cho các bạn đọc biết được dùng băng vệ sinh thường khi đi bơi được không. Mặc dù, các loại băng vệ sinh thường trong trường hợp cấp bách vẫn có thể dùng để đi bơi được nhưng bạn nên thay bằng tampon hoặc cốc nguyệt san thì sẽ an toàn hơn và không ảnh hưởng tới trải nghiệm vui chơi của các bạn.

Viết một bình luận